close

  • 천안
  • 서울
  • 남양주
  • 의정부
  • 수원
  • 인천
  • 부천
  • 대전
  • 광주
  • 부산
  • 제주

LAW-WIN

이름

전화번호

상담 신청

NEWS

chevron_right

미디어

한국은 자금세탁을 통제한다, 가상자산으로 얻은 수입에 대해 세금을 부과한다

조회수 : 87

 

 

Hàn Quốc kiểm soát rửa tiền, đánh thuế thu nhập từ tiền mã hóa

 

 

(KTSG) – Thị trường tiền mã hóa (Cryptocurrency) tại Hàn Quốc thu hút đông đảo các nhà đầutư trong và ngoài nước tham gia.

 

Dù vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư vàtừng bước thể chế hóa để đưa thị trường này hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

 

 

 

 

 

Từ cơ chế tự điều chỉnh có sự giám sát của nhà nước Thời điểm hiện tại, tiền mã hóa và các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa vẫn chưa có khung pháp lý để điều chỉnh trực tiếp và đầy đủ. Các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa vẫn được phép diễn ra và

không được coi là bất hợp pháp trừ khi có hành vi vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.

 

Các chính sách quản lý tiền mã hóa trong thời gian qua thể hiện rõ sự thận trọng, dè dặt trong cách tiếp cận của chính phủ nước này.

 

 

Bản chất pháp lý của tiền mã hóa vẫn đang là một dấu chấm hỏi vì chưa có bất kỳ quy định nào khẳng định một cách minh thị rằng nó được phân loại là tiền tệ, tài sản hay một sản phẩm đầu tư tài chính.

Theo quy định mới nhất thì tiền mã hóa được xem là một tài sản ảo và các hoạt động giao dịch liên quan đến nó chịu sự điều chỉnh của các quy định về phòng, chống rửa tiền.

 

 

Năm 2020, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua bản sửa đổi Luật về báo cáo và sử dụng thông tin giao dịch tài chính đặc biệt và có hiệu lực từ ngày 25-3-2021.

 

Theo đó, áp đặt trực tiếp các nghĩa vụ liên quan đến phòng, chống rửa tiền đối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan tới tài sản ảo.

 

Các sàn giao dịch đã xuất hiện và phát triển tự phát. Thị trường có hàng trăm sàn giao dịch, nhưng thị phần vẫn tập trung vào một số sàn giao dịch lớn.

 

Trong bối cảnh chưa có khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp, các sàn giao dịch tiền mã hóa lần lượt được hình thành và hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm và buộc phải tuân thủ khuôn khổ pháp luật hiện hành dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ.

 

Đáng chú ý là vai trò của Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc – một hiệp hội thương mại của các sàn giao dịch tiền mã hóa. Hiệp hội này đã ban hành các quy chế tự điều chỉnh buộc các sàn giao dịch thành viên phải tuân theo.

 

Các quy định tự điều chỉnh tập trung chủ yếu vào các khía cạnh: (i) nâng cao tính minh bạch trong các đợt phát hành tiền điện tử lần đầu ra công chúng (ICO); (ii) tăng cường hoạt động xác minh thông tin khách hàng; (iii) tính tuân thủ các quy tắc đạo đức đối với người quản lý và nhân viên của sàn; (iv) bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Chính phủ Hàn Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đối với tính minh bạch của thị trường giao dịch tiền mã hóa, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhà đầu tư và chống các hoạt động đầu cơ, gian lận. Dù thận trọng trong việc ban hành khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp thị trường nhưng cơ chế quản lý gián tiếp đã được áp dụng triệt để, trong đó tập trung vào bốn nhóm hành vi chính: (i) điều chỉnh gián tiếp thị trường thông qua khung pháp lý sẵn có; (ii) liên tục đưa ra các thông cáo báo chí để hướng dẫn, cảnh báo, chấn chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan; (iii) giám sát, điều tra, khởi tố và xử lý các hành vi vi phạm, gian lận, lừa đảo; (iv) nghiên cứu và cải sửa khung pháp lý để từng bước điều chỉnh pháp luật đối với thị trường này.

 

Cụ thể, đối với các sàn giao dịch được đăng ký hoạt động dưới tư cách một công ty thì phải tuân theo các quy định về an ninh mạng và quyền riêng tư. Từ năm 2018, các sàn có tổng doanh thu từ 10 tỉ won trở lên và có trên 1 triệu lượt khách hàng thì phải thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin theo Đạo luật Khuyến khích sử dụng mạng thông tin – truyền thông và bảo vệ thông tin.

 

Ngoài ra, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng cũng được quan tâm. Vào năm 2018, Cơ quan cạnh tranh công bằng Hàn Quốc đã tiến hành xem xét nội dung các điều khoản và điều kiện người dùng tại 12 sàn giao dịch tiền mã hóa và đã đưa ra yêu cầu điều chỉnh 14 điều khoản, điều kiện có dấu hiệu không công bằng với người tiêu dùng theo đạo luật về điều khoản và điều kiện điều chỉnh nội dung hợp đồng tại nước này.

 

Chính phủ cũng đã ra thông cáo sẽ “tuyên chiến” và áp dụng chế tài hình sự, dân sự đối với các vi phạm pháp luật liên quan đến tiền mã hóa, chủ yếu xoay quanh các hành vi: gian lận, lừa đảo, đa cấp bất chính; rửa tiền; giao dịch bất hợp pháp. Tháng 5-2018, tòa án nước này đã tuyên án phạt bảy năm tù đối với người đứng đầu và bốn năm tù đối với một thành viên hội đồng quản trị công ty có hoạt động đa cấp bất chính liên quan đến tiền mã hóa với tội danh gian lận.

 

Kiểm soát rửa tiền

Bước chuyển rõ nét trong cơ chế quản lý thị trường giao dịch tiền mã hóa là các quy định về phòng, chống rửa tiền và đánh thuế thu nhập đối với giao dịch tiền mã hóa.

 

Năm 2020, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua bản sửa đổi Luật về báo cáo và sử dụng thông tin giao dịch tài chính đặc biệt và có hiệu lực từ ngày 25-3-2021. Theo đó, áp đặt trực tiếp các nghĩa vụ liên quan đến phòng, chống rửa tiền đối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan tới tài sản ảo, trong đó bao gồm các sàn giao dịch tiền mã hóa. Ba nghĩa vụ chính mà các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa (SGD) phải đáp ứng bao gồm:

 

Thứ nhất, các SGD, kể cả đã thành lập hoặc chuẩn bị thành lập, sẽ gửi báo cáo đến Đơn vị tình báo tài chính Hàn Quốc những thông tin sau: Tên công ty và người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ, thông tin liên lạc của công ty (bao gồm địa chỉ e-mail, tên miền trang web, thông tin máy chủ và các thông tin khác nếu có yêu cầu); Điều lệ công ty; Kế hoạch kinh doanh; Chứng nhận hệ thống quản lý bảo vệ thông tin; Thông tin các tài khoản giao dịch bằng tên thật; Và các tài liệu khác nếu có yêu cầu.

 

Đặc biệt, người bị xử phạt hình sự từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài chính, đầu tư hoặc giao dịch ngoại hối… trong vòng năm năm kể từ ngày thi hành án sẽ không được là người đại diện hoặc là người lãnh đạo công ty. Đây còn được xem như là một điều kiện trong việc cấp giấy phép kinh doanh.

 

Thứ hai, yêu cầu tất cả giao dịch tiền mã hóa đều phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng được đăng ký bằng tên thật và các SGD tiền ảo phải có nghĩa vụ phòng ngừa hành vi rửa tiền thông qua giao dịch tiền mã hóa. Cụ thể, SGD phải xác nhận thông tin tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không đăng ký bằng tài khoản ngân hàng có tên thật thì sẽ không được giao dịch tại SGD. SGD có quyền từ chối giao dịch nếu có nghi ngờ về xuất xứ nguồn tiền của nhà đầu tư.

 

Chậm nhất vào ngày 24-9-2021, nếu các công ty này không tổng hợp đầy đủ được thông tin tài khoản ngân hàng đăng ký bằng tên thật của khách hàng thì sẽ bị buộc phải đóng cửa. Động thái này được xem là giúp hạn chế tối đa các giao dịch bất chính trên thị trường tiền ảo vì tại Hàn Quốc hiện nay chỉ có bốn SGD tiền ảo lớn là Bithumb, Upbit, Coinone và Korbit quy định về việc đăng ký tên thật, còn các SGD nhỏ khác chấp nhận hình thức đầu tư gián tiếp chỉ thông qua tài khoản của SGD.

 

Thứ ba, SGD phải có nghĩa vụ phòng ngừa hành vi rửa tiền, trong trường hợp có giao dịch nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, SGD phải báo cáo đến Ủy ban Giám sát tài chính Hàn Quốc (FSC) hoặc trong trường hợp được yêu cầu, SGD phải cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ giao dịch của nhà đầu tư bị nghi ngờ.

 

Nếu các SGD vi phạm các nghĩa vụ liên quan đến phòng chống rửa tiền có thể sẽ bị phạt tiền tối đa là 50 triệu won hoặc phạt tù tối đa năm năm.

 

Đánh thuế

Bên cạnh việc siết chặt quản lý thông tin liên quan hoạt động giao dịch tiền mã hóa, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Luật Thuế thu nhập sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 quy định cụ thể về thuế đối với thu nhập phát sinh từ giao dịch tiền mã hóa tại Hàn Quốc nhằm ngăn chặn thất thoát thuế.

 

Theo đó, thu nhập phát sinh từ mua bán, tặng cho, thừa kế tiền mã hóa được xem là “thu nhập khác” và tính thuế theo như quy định đối với “thu nhập khác”. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải chịu mức thuế 20% đối với phần thu nhập sinh lời từ giao dịch tiền mã hóa vượt quá hạn mức cho phép 2,5 triệu won/năm tính từ 1-1-2022. Ngoài ra, nếu giao dịch tiền ảo dưới mức 2,5 triệu won/năm thì sẽ không phải đóng thuế thu nhập này.

 

 

 

 

South Korea to control money laundering, impose Income Tax on Crypto transactions.



(The Saigontimes) - The cryptocurrency market in South Korea attracts a large number of domestic and foreign investors to participate. Although there is still no direct regulatory framework, the Korean Government has taken a series of measures to protect the interests of investors and gradually institutionalize to bring the operation of this market into the legal framework.

From the self-regulatory mechanism with state’s supervision

So far, there is no direct and fully regulated legal framework to govern cryptocurrencies and crypto-related activities. Cryptocurrency-related activities are still allowed and are not considered illegal unless there is a violation of any applicable laws. Cryptocurrency management policies over the recent period clearly show the cautious and reserved approach of the Government.

The legal nature of cryptocurrency is still a question as there is no regulation that explicitly states that it is classified as a currency, asset, or  financial investment product. According to the latest regulations, cryptocurrency is considered a virtual asset, and trading activities related to cryptocurrency are governed by anti-money laundering regulations.

In 2020, the Korean National Assembly passed the amended version of the “Act on Reporting and Using Specified Financial Transaction Information” which came into force on March 25, 2021.

Accordingly, the law directly regulates obligations concerning money laundering prevention to the service providers related to virtual assets.

Cryptocurrency exchanges appeared and spontaneously developed. The market has hundreds of exchanges, but the market share is still concentrated in a few large major cryptocurrency exchanges.

In the absence of a direct regulatory framework, cryptocurrency exchanges were formed and operated under a self-regulatory mechanism, self-responsibility, and forced to comply with the current legal framework under the strict supervision of the Government.

Notable is the role of the Korea Blockchain Association – a trade association of cryptocurrency exchanges.  The Association has issued self-regulatory regulations that cryptocurrency exchanges as a member have to comply with.

Self-regulatory regulations focus mainly on the following aspects: (i) improving transparency of initial coin offering (ICOs); (ii) strengthen the verification of customer information; (iii) compliance with the code of ethics for the managers and employees of crypto exchanges; (iv) protect investors' interests.

The Korean Government pays special attention to the transparency of the cryptocurrency trading market, emphasizing the importance of protecting investors and prevention speculation and fraud. Although cautious in promulgating a legal framework to directly regulate the market, the indirect management mechanism has been thoroughly applied, focusing on four main groups of behaviors: (i) indirectly regulating the market through the existing legal framework; (ii) continuously issue press releases to guide, warn and correct the behavior of relevant entities; (iii) supervise, investigate, prosecute and handle violations, frauds, and scams; (iv) study and improve the legal framework to gradually adjust the law related to this market.

Specifically, crypto exchanges that are registered to operate as a company, must comply with cybersecurity and regulations about privacy. From 2018, crypto exchanges with a total revenue of more than 10 billion won and having more than 1 million customers must set up an information security management system under the Act on Promotion of Information and Communications Network Utilization and Information Protection.

In addition, the issue of customers’ protection is also concerned. In 2018, the Korea Fair Trade Authority conducted a review of the content of user terms and conditions at 12 cryptocurrency exchanges and issued a request to adjust 14 terms and conditions having unfair regulations to consumers according to the Act on the Regulation of Terms and Conditions governing the content of contracts in Korea.

The Government has also issued a statement that it will "declare war" and apply criminal and civil sanctions against the violations related to cryptocurrencies, mainly around the following acts: fraud, scam, illegal MLM business; money laundering; illegal transactions. In May 2018, the Korean Court sentenced the head of the company to seven years in prison and four years in prison for a company board member who engaged in illicit MLM activities related to cryptocurrencies with fraud charges.


Control money laundering

A clear shift in the regulation of the cryptocurrency exchange market is the regulations on anti-money laundering and imposing Income Tax on cryptocurrency transactions.

In 2020, the Korean National Assembly passed an amended version of the Act on Reporting and Using Specified Financial Transaction Information” which came into force on March 25, 2021. Accordingly, the law directly regulates obligations concerning money laundering prevention to the service providers related to virtual assets, including cryptocurrency exchanges. The three main obligations that crypto-related service providers (crypto exchanges) must meet include:

Firstly, crypto exchanges, whether established or about to be established, will report to the Korea Financial Intelligence Unit the following information: Company name and legal representative; Company address, contact information (including e-mail address, website domain name, server information and other information if required); Company rules; Business plan; Certification of information protection management system; Information on trading accounts by real name; And other documents if required.

In particular, people who are penalized with fines or more for violations of the law related to financing, investment, or foreign exchange transactions... within five years from the date of judgment execution will not be the representative or the manager of the company. This is also considered as a condition in the granting of a business license.

Second, it is required that all cryptocurrency transactions be done through a bank account with the real name of the trader, and crypto exchanges have an obligation to prevent money laundering arising from/to such transactions. Specifically, crypto exchanges must confirm the bank account information of traders. If investors do not register to trade under a real-name bank account, they will not be able to trade and that crypto exchange has the right to refuse such transaction if there is any doubt about the origin of the investor's money.

By September 24, 2021, at the latest, if crypto exchanges fail to synthesize the bank account information registered with the real name of the traders, such exchanges will be forced to close. This move is considered to help minimize illicit transactions in the cryptocurrency market because, in Korea, there are currently only four major cryptocurrency exchanges, Bithumb, Upbit, Coinone, and Korbit, which regulate the registration with the real name of traders, meanwhile, other small exchanges accept indirect investment only through exchange's accounts.

Thirdly, crypto exchanges have an obligation to prevent money laundering, in case there is a suspicious transaction related to money laundering, crypto exchanges must report to the Financial Service Commission of Korea (FSC), or if required, crypto exchanges must provide full information on the transaction record of such suspected trader.

If crypto exchanges violate their obligations related to anti-money laundering, they can be fined up to 50 million won or imprisoned for up to five years.

Imposing Tax

In addition to tightening the information management related to cryptocurrency transactions, the National Assembly of Korea has passed the revised Income Tax Law effective from January 1, 2021, specifically regulating taxes on the profit from cryptocurrencies in Korea to prevent tax evasion.

Accordingly, income arising from buying, selling, giving, and inheriting cryptocurrencies is considered “other income” and taxed according to regulations for “other income”. That is, traders will be subject to a tax of 20% on the income from cryptocurrencies trading in excess of the allowed limit of 2.5 million won/year from January 1, 2022. In addition, if the profit from cryptocurrencies is less than 2.5 million won/year, this income tax will be waived
.
 

 

출처 (nguồn) - https://thesaigontimes.vn/han-quoc-kiem-soat-rua-tien-danh-thue-thu-nhap-tu-tien-ma-hoa/